Theo đó, chỉ cho phép thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu lưu giữ xăng dầu xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất tại các kho đã được xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị tập trung vào công tác quản lý, giám sát thông qua phần mềm quản lý hàng hóa xuất nhập tồn.
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại kho xăng dầu vào phần mềm quản lý hàng hóa theo đúng quy định; rà soát phần mềm quản lý hàng hóa xuất nhập tồn phải đảm bảo đáp ứng về điều kiện kết nối trực tuyến với cơ quan Hải quan.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị địa phương kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất phần mềm quản lý hàng hóa xuất nhập tồn về khả năng kết nối, kết xuất dữ liệu về tên hàng, chủng loại, nguồn gốc, số lượng, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại các bồn bể trong kho xăng dầu.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo các nội dung liên quan đến quản lý, giám sát thông qua hệ thống thiết bị đo mức bồn bể tự động; quản lý, giám sát thông qua hệ thống camera giám sát...
Các đơn vị thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nộp đầy đủ các loại thuế vào ngân sách nhà nước; chủ động phối hợp và trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng (công an, cơ quan thuế, quản lý thị trường...) về doanh nghiệp, thủ đoạn, hàng hóa có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. |
Nguồn tin: Thời báo tài chính